Thứ Năm, 23 tháng 5, 2013

Những điều bạn chưa biết về Game Mobile



Hiện nay, Game mobile đang được xem là một trong những xu hướng chơi game đang thịnh hành của làng game Việt, xung quanh nó cũng có không ít những điều thú vị cho chúng ta tìm hiểu.

Người dùng máy tính bảng tải và chơi game nhiều hơn.

Công ty Mintel Senior một công ty nghiên cứu thị trường chỉ ra rằng 38% người dùng tablet dành ra 5 đến 6 giờ/tuần để chơi game trong khi chỉ 20% game thủ di động dành thời gian tương tự cho game. Các game thủ máy tính bảng thậm chí còn download nhiều game hơn cả gồm cả game trả phí và miễn phí.


Chỉ có khoảng 7% người dùng trong bản khảo sát sở hữu một tablet nhưng con số này được dự đoán sẽ nhanh chóng gia tăng trong tương lai gần. Máy tính bảng có màn hình to và hiệu năng cao cũng như dễ mang vác và dĩ nhiên là cho trải nghiệm game thú vị hơn điện thoại di động. Các nhà phân tích kỳ vọng doanh số máy tính bảng sẽ tăng trưởng từ 10,3 triệu máy của năm 2010 lên 44 triệu máy vào năm 2015 và nó sẽ chi phối nhiều hơn đối với thị trường game di động.

Game mobile online đã có mặt tại Việt Nam từ hơn 2 năm trước.

Trái ngược hẳn với cách nhiều người nghĩ, Game mobile đang là môt xu thế mới trong thời điểm hiện nay và các nhà làm game mobile bây giờ mới chú ý và phát triển mạnh dòng game nay. Nhưng trong thực tế ở Việt Nam dòng game này đã được phát triển từ 2 năm về trước với game Minh Châu, các game mảng offline thậm chí còn xuất hiện trước đó nữa nhưng hầu như đều là bản tiếng Anh copy từ mạng về.

Cho đến hiện nay, game “Minh Châu” vẫn còn đang duy trì hoạt động ổn định tại thị trường mobile trong nước, thậm chí gần đây còn có dấu hiệu còn phát triển một cách mạnh mẽ hơn. Hiện nay MCCorp nhà phát hành game Minh Châu đã tung ra phiên bản iOS cho dòng game này và cho biết đang định hướng cho Minh Châu trở thành game đa nền đông người chơi nhất tại Việt Nam.

Trung Quốc là nước có nhiều người chơi game mobile nhất thế giới.

Công ty nghiên cứu Nielsen mới phát hành một bản báo cáo về các hành vi của người sử dụng điện thoại di động, được gọi là “Người dùng điện thoại di động: Cái nhìn toàn cầu”. Theo đó tại Trung Quốc người dùng thích nhất là chơi game mobile, sau đó tới đọc tin tức và cập nhật thời tiết với tỉ lệ lên tới 85%. Còn đối với việc “nghiện” sử dụng các trang mạng xã hội, xem phim, clip thì dẫn đầu là những người sử dụng ở Hoa Kỳ với tỉ lệ 65%.

Tào Tháo Truyện là game hỗ trợ nhiều nền tảng nhất tại Việt Nam.

Mới đây, ngày 11/4/2013, nhà phát hành game Tào Tháo Truyện đã chính thức công bố phiên bản iOS của game Tào Tháo Truyện. Đây cũng chính là mảnh ghép cuối cùng của ứng dụng game di động này để trở thành game hỗ trợ nhiều nền tảng nhất tại Việt Nam.

Hiện nay, Tào Tháo truyện đã có mặt trên các nền tảng như: Java, Windows, Android và cả iOS. Với việc hỗ trợ nhiều nền tảng như vậy Tào Tháo Truyện có thể chơi trên nhiều thiết bị khác nhau như điện thoại (đời cũ sử dụng Java, smartphone Android, iPhone), tablet (máy tính bảng Android, iPad), PC. Từ đó, có thể thấy lợi thế của tựa game này trong việc gộp nhiều cộng đồng ở nhiều hệ máy vốn chẳng liên quan với nhau từ trước đến nay.

Angry bird là Game mobi gây lãng phí thời gian nhất?

Theo một thống kê thu được khá thú vị gần đây thì trong thời gian đỉnh cao của Angry bird, mỗi ngày trên thế giới mọi người tốn đến tổng 300 triệu phút để chơi game mobile này. Tuy nhiên một nghiên cứu vui của các nhà khoa học thì game Angry Birds có thể làm bạn thông minh hơn và cải thiện năng suất làm việc của bạn. Thậm chí, họ còn cho rằng chúng sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề tốt hơn, có tinh thần hợp tác hơn và ít có khả năng từ bỏ.

Game mobile Việt Nam bị dính nghi án vi phạm bản quyền

Mặc dù Game mobile Việt Nam còn khá non trẻ, còn nhiều tiềm năng. Tuy nhiên mới đầu năm 2013, trên diễn đàn Tinhte đã từng rộ lên thông tin game mobile Việt Nam bị bạn bè trên thế giới phàn nàn vì việc vi phạm bản quyền diễn ra một cách tràn lan, không có kiểm soát.

Các cáo buộc về việc các game miễn phí trên thế giới đều bị một số doanh nghiệp Việt Nam mang về xào lại, Việt hóa đã được nêu ra. Sau quy trình Việt hóa, các game này sẽ được đem ra để khách hàng chơi miễn phí thu hút quảng cáo, hoặc đem bán. Các logo gốc của các studio sản xuất và Nhà phát hành đều bị giữ nguyên gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến những bên liên quan. Mặc dù vẫn còn nhiều tranh cãi nhưng rõ ràng đây là một điểm cần phải chú ý cho các nhà phát triển game Việt, nhất là khi bắt đầu từ cuối năm 2012 đã có nhiều sản phẩm của các studiuo game trong nước được làm để bán ra nước ngoài.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến